Kỹ thuật phanh xe trong khoảng cách ngắn nhất

Kỹ thuật phanh tưởng chừng như đơn giản nhưng để phanh đúng kỹ thuật, an toàn và trong khoảng thời gian ngắn nhất thì không phải ai cũng biết.

Phanh xe là kỹ thuật cơ bản mà nhiều người lái xe phải biết. Việc phanh xe đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhiều với hàng loạt các công nghệ hỗ trợ phanh ngày nay. Đặc biệt từ khi công nghệ hỗ trợ chống bó cứng phanh ABS ra đời.

Kỹ thuật phanh và dừng xe có ABS

1. Nhấn phanh xuống một cách chắc chắn và êm ái. 

Nhấn-phanh-một-cách-chắc-chắn-và-êm-ái.

Nếu xe có phanh ABS, bạn sẽ cảm thấy chân phanh rung lên dữ dội. Đừng sợ điều này, đó chỉ là phản ứng của hệ thống phanh báo hiệu chủ xe biết ABS đang hoạt động. Đối với xe có phanh ABS thì bạn chỉ cần nhấn mạnh và nhanh nhất có thể. Sau đó nhả ra hoàn toàn để đảm bảo rằng bánh xe không bị khóa lại.

  • Điều quan trọng là đạp phanh nhanh và sâu, đồng thời tạo lực ép chân trái lên chỗ để chân để ổn định cơ thể.
  • Khi tốc độ của xe đã giảm dần, bạn nhả phanh ra từ từ nhưng vẫn giữ chân lên phanh để đạt hiệu quả tối đa.

2. Không phanh và chuyển hướng xe đột ngột.

Chuyển hướng nhẹ nhàng trong khi phanh giúp bạn tránh va chạm. Tuy nhiên, đừng bao giờ đánh lái hoặc giật tay lái, vì điều này có thể khiến xe mất kiểm soát.

Không-được-phép-phanh-và-chuyển-hướng-đột-ngột.

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, dưới đây là một số kỹ thuật phanh thường được sử dụng:

  • Kỹ thuật phanh theo nhịp (Cadence Bracking).

– Hay còn gọi là kỹ thuật nhấp nhả dựa theo nguyên lý hoạt động của phanh ABS: Đây là kỹ thuật phanh phổ biến thường được áp dụng khi muốn dừng xe ở tốc độ cao. Về cơ bản, kỹ thuật này là thực hiện thao tác đầu tiên là phanh nhẹ. Sau đó tăng dần độ mạnh lên và kết thúc là phanh nhẹ trước khi xe dừng hẳn. Đặc biệt nhịp độ phanh đều đặn để dừng xe từ từ mà không làm khóa bánh xe.

Lưu ý: Mặc dù các xe ngày nay đã trang bị phanh ABS nhưng tài xế cũng nên thực hành thao tác này để đảm bảo độ an toàn. Nhất là khi xe chạy cao tốc trên những quãng đường trơn trượt dễ bị mất độ bám.

  • Rà phanh (Trail Braking).

– Đây là kỹ thuật được nhiều tay đua sử dụng trong lúc đua xe khi cần qua khúc cua trong thời gian tối thiểu. Kỹ thuật này được hiểu là thay vì phanh để giảm tốc độ xe, tài xế lúc này vẫn giữ tốc độ cao. Nhưng rà phanh (giữ chân hờ lên phanh) bằng một lực vừa phải khi vào cua, phanh sẽ được giữ quãng liên tục cho tới khi hết cua. Điều này làm cho xe vẫn giữ được tốc độ cao mà không bị mất lái.

  • Kỹ thuật phanh bằng động cơ (phanh bằng số).

– Cách này được hiểu đưa xe về chế độ số sàn hoặc đưa xe về các số thấp. Đây là kỹ thuật thường được sử dụng khi xe đi đổ đèo dốc có độ nghiêng lớn.

3. Không sử dụng động cơ để dừng xe

Không-sử-số-để-dừng-xe.

Thiết kế của hộp số với mục đích là để tăng vận tốc của xe. Nó không có chức năng để phanh xe lại và đây cũng không phải là bộ phận thuộc hệ thống phanh. Nếu bạn đang đi trên một chiếc xe tải và xe đầu kéo thì đây hoàn toàn là một chuyện khác. Chúng được trang bị phanh hơi và phanh động cơ vì một lý do không liên quan đến ô tô.  Tuy nhiên, bạn nên sử dụng phanh động cơ để duy trì hoặc giảm tốc độ khi đổ đèo dốc.

  • Nhiệt lượng sinh ra được động cơ hấp thụ và loại bỏ hiệu quả nhờ dung dịch làm mát, bộ tản nhiệt và quạt. Điều này giúp phanh không bị quá nóng và hoạt động hiệu quả khi cần phanh tối đa.

4. Tập trung vào đường đi, chứ không phải tập trung vào những vật muốn tránh

Tập-trung-vào-đường-đi.

Nguyên tắc được giải thích bởi xu hướng người lái xe là thường sợ sệt. Nhiều lúc quan tâm nhiều vào vật họ muốn tránh mà không tập trung vào đường đi. Điều này hoàn toàn không chính xác, nó chỉ làm tăng xao nhãng và tài xế khó có thể quan sát tình huống phía trước hoặc các sự cố bất ngờ. Do vậy, quan tâm vào đường đi phía trước là quan trọng hơn.

(Nguồn ảnh: Internet)

☘️ HYUNDAI BÌNH THUẬN ☘️
“Trao niềm tin, nhận an tâm” Đại lý ủy quyền của TC MOTOR ❤️❤️❤️
Địa chỉ: Lô 4/3 KCN Phan Thiết 1, xã Phong Nẫm, Phan Thiết
Hotline: 0915.070.676 (Kinh doanh)

Đăng Ký Lái Thử Và Nhận Báo Giá Ưu Đãi Mới Nhất