Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA ô tô có tác dụng gì?

Nhiều người nghĩ rằng phanh ABS giúp rút ngắn quãng đường phanh nhưng thực tế hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA mới có tác dụng này.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì?

Hệ thống BA – tên đầy đủ là Brake Assist – là một tính năng an toàn trên ô tô giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp. Tính năng này sẽ được kích hoạt trong các tình huống cần phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực.

he-thong-ho-tro-luc-phanh-khan-cap-ba-o-to-co-tac-dung-gi
                       Phanh BA là một tính năng an toàn giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp

Thông thường khi lái xe, dựa vào kinh nghiệm, người lái có thể tính toán và chủ động được lực tác động vừa đủ lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên đôi khi sẽ có nhiều trường hợp, nhất là các tình huống bất ngờ, người lái không tính toán chính xác, dẫn đến đạp phanh thiếu lực, khiến quãng đường phanh dài hơn, tăng nguy cơ va chạm. Lúc này hệ thống BA sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ để đảm bảo dừng xe an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh BA

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA có cấu tạo bao gồm: cảm biến bàn đạp phanh, cảm biến lực phanh, cơ cấu truyền lực phanh, bộ điều khiển trung tâm.

he-thong-ho-tro-luc-phanh-khan-cap-ba-o-to-co-tac-dung-gi
                                                                        Cấu tạo hệ thống phanh BA

Nguyên lý hoạt động của phanh BA như sau: Khi người lái đạp phanh, cảm biến ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Từ đây, bộ điều khiển tính toán và truyền lệch cho cơ cấu truyền lực phanh. Cơ cấu truyền phanh kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh giúp tăng thêm lực phanh để quãng đường phanh ở mức ngắn nhất có thể. Hệ thống BA sẽ tự ngừng khi người lái nhả chân phanh.

Mối quan hệ giữa hệ thống BA, ABS và EBD

Hệ thống BA sẽ giúp đẩy lực phanh lên mức cao. Điều này tuy giúp rút ngắn quãng đường phanh nhưng cũng đi kèm một “tác dụng phụ” đó là hiện tượng bó phanh ô tô. Nếu xe đang chạy ở tốc độ cao rồi đột ngột bị ghì phanh với lực lớn sẽ dễ khiến xe bị bó cứng phanh. Khi này, lốp mất độ bám, bị trượt dài dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị văng đuôi, xe bị mất lái, thậm chí bị lật…

Do đó để vừa rút ngắn quãng đường phanh, vừa đảm bảo an toàn tránh hiện tượng phanh bó cứng, các nhà sản xuất ô tô thường kết hợp hệ thống phanh khẩn cấp BA với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Nếu có thêm hệ thống cân bằng điện tử thì sẽ càng đảm bảo an toàn hơn.

Để quá trình phanh đạt hiệu quả nhất, người ta còn kết hợp hệ thống hệ thống BA, ABS với EBD. Hệ thống EBD là hệ thống phân phối lực phanh điện tử, giúp phân phối lực phanh phù hợp đến từ bánh xe. Hệ thống EDB hỗ trợ rất lớn cho hệ thống BA, giúp xe rút ngắn quãng đường phanh về mức tối thiểu.

he-thong-ho-tro-luc-phanh-khan-cap-ba-o-to-co-tac-dung-gi
                    Hệ thống phanh BA, ABS và EDB có mối liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau rất nhiều

Dù hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA giúp ích rất nhiều nhưng người lái xe cũng cần lưu ý hệ thống này chỉ hỗ trợ phanh gấp, tăng thêm một phần lực đạp phanh, không thể chịu trách nhiệm hoàn toàn về lực phanh. Vì vậy, người lái không nên ỷ lại về hệ thống này. Khi lái xe vẫn cần tập trung cao, chủ động xử lý sớm các tình huống và tính toán quãng đường phanh phù hợp.

Nguồn: danchoioto.vn

Tham khảo thêm:

Hệ thống điện trên ô tô: Các lỗi phổ biến mà người dùng nên lưu ý

Một số vấn đề thường gặp trên xe ô tô khi không được sử dụng thường xuyên và biện pháp khắc phục

☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️
HYUNDAI BÌNH THUẬN “Trao niềm tin, nhận an tâm”
Đại lý ủy quyền của TC MOTOR ❤️❤️❤️
Địa chỉ: Lô 4/3 KCN Phan Thiết 1, xã Phong Nẫm, Phan Thiết – Bình Thuận
Hotline: 0912 256 259 (Kinh Doanh) – 0938 90 72 72 (Dịch Vụ)

Đăng ký tư vấn xe và nhận thông tin khuyến mãi mới nhất





    This will close in 0 seconds