Bảo hành và bảo dưỡng – Phân biệt ra sao để không bị mất quyền lợi?

Bảo hành và bảo dưỡng được các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam đề cập đến như hai quyền lợi khác nhau, nhưng lại có không ít chủ xe cho rằng bản chất của hai khái niệm này là một. Để giải đáp thắc mắc: vì sao hãng xe cam kết bảo hành 3-5 năm hoặc 100.000-150.000 km đối với ô tô mới mà khi bảo dưỡng định kỳ chủ xe vẫn phải mất chi phí cho một số hạng mục (nhân công hoặc phụ tùng thay thế)? Cùng tìm hiểu 2 khái niệm bảo hành và bảo dưỡng dưới đây.

1. Phân biệt khái niệm bảo hành và bảo dưỡng

Để có câu trả lời thỏa đáng, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm bảo hành và bảo dưỡng ô tô. Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7, Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành 17/10/2017, bảo hành và bảo dưỡng được hiểu như sau:

Bảo hành: là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc đảm bảo chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
Bảo dưỡng: là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.

bao-hanh-va-bao-duong-phan-biet-ra-sao-de-khong-bi-mat-quyen-loi

2. Chi phí bảo hành và bảo dưỡng

Đối với khái niệm bảo hành, đây là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những phụ tùng có vấn đề trong thời gian nhà sản xuất cam kết bảo hành như: lỗi lắp ráp, lỗi phụ tùng. Nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm thay thế, sửa chữa không mất chi phí lỗi đó.

Với bảo dưỡng, đây là nghĩa vụ chủ của chủ xe đối với chiếc xe của mình. Trong quá trình sử dụng, cần phải mang xe tới các xưởng dịch vụ theo đúng thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo để kỹ thuật viên kiểm tra, chăm sóc, đảm bảo xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

bao-hanh-va-bao-duong-phan-biet-ra-sao-de-khong-bi-mat-quyen-loi

Những người có nhiều kinh nghiệm mua bán xe cho biết, để lấy lòng khách hàng, hãng xe thường xử lý linh hoạt đối với vấn đề này. Chẳng hạn, Honda Việt Nam cam kết thay thế hoặc khắc phục tất cả những khiếm khuyết về vật liệu, hư hỏng liên quan đến chất lượng trong điều kiện sử dụng, bảo dưỡng bình thường. Khách hàng sẽ không phải trả các chi phí thay thế, khắc phục trong thời gian bảo hành.

Hyundai cũng có quy định tương tự khi chịu trách nhiệm bảo hành gồm phụ tùng, nhân công đối với những hư hỏng liên quan đến chất lượng vật liệu chế tạo hoặc lỗi sản xuất theo điều kiện và điều khoản bảo hành đã được quy định.

3. Bảo hành và bảo dưỡng xe cần lưu ý gì?

Nhà sản xuất khuyến cáo, ô tô phải được kiểm tra, thay thế và điều chỉnh một số phụ tùng tùy theo một chu kỳ nhất định (thời gian hoặc quãng đường chạy, tùy điều kiện đến trước).

Các hãng xe miễn phí bảo hành ô tô và không chịu các chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng ô tô. Việc miễn phí tiền công hoặc giảm giá phụ tùng, phụ kiện tùy thuộc vào chương trình hậu mãi từng hãng. Chủ xe phải thanh toán các chi phí phụ tùng thay thế, công lắp đặt khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ.

Các hãng xe hiện có quy định cụ thể về chi phí bảo dưỡng định kỳ với 3 cấp: Nhỏ – trung bình – lớn. Chi phí sẽ tăng dần theo cấp bảo dưỡng. Thông thường, khách hàng được miễn phí nhân công khi bảo dưỡng ở cấp 1.000km/1 tháng đầu tiên.

Ngoài việc bảo dưỡng chính hãng, chủ xe có thể đưa xe bảo dưỡng tại các gara tư nhân. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, người sử dụng nên dùng linh phụ kiện chính hãng khi cần thay thế.

bao-hanh-va-bao-duong-phan-biet-ra-sao-de-khong-bi-mat-quyen-loi

Nhìn chung, 2 khái niệm bảo hành và bảo dưỡng đều hướng đến mục đích đảm bảo xe vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, bền bỉ, an toàn. Nhà sản xuất cần sự hợp tác của người sử dụng ô tô để dễ dàng quản lý chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe.

Nguồn: oto.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Sang tên ô tô cần nộp những loại phí gì năm 2021?

Hyundai Kona và Elantra khuyến mại tới 40 triệu đồng.

Đăng ký tư vấn xe và nhận thông tin khuyến mãi mới nhất





    This will close in 0 seconds